Phong tục cưới hỏi Miền Bắc

Phong tục cưới hỏi Miền Bắc
Liên hệ: 473/5 LÊ VĂN QƯỚI, Bình Trị Đông A, Bình Tân TPHCM
0938 602 328- 0938 756 186

Đám cưới được xem là ngày trọng đại nhất của đời người, nên thủ tục cưới hỏi phải được xem ngày và chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Các phong tục truyền thống được duy trì đến ngày nay, quy trình tổ chức đám cưới, đám hỏi miền bắc, nghi thức, nghi lễ, phong tục cưới hỏi miền bắc, thủ tục cưới hỏi miền bắc, nghi lễ trong đám cưới miền bắc, lễ dạm ngõ ở miền bắc.

lễ ăn hỏi miền bắc, mâm quả cưới miền bắc gồm những gì, nghi lễ đám hỏi, thủ tục cưới hỏi miền bắc, đám hỏi cần những gì, đám cưới cần những gì, tục lệ cưới hỏi miền bắc, phong tục cưới hỏi ngày nay, phong tục cưới hỏi miền bắc gồm những gì, nghi lễ cưới hỏi miền bắc, đám hỏi nhà trai chuẩn bị những gì, đám hỏi nhà gái chuẩn bị những gì, đám cưới nhà trai chuẩn bị gì, thủ tục lễ ăn hỏi miền bắc, lễ đen là bao nhiêu.

Theo thời gian thủ tục lễ cưới hỏi miền bắc gồm 3 lễ cơ bản là lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới(đón dâu).

phần 1. lễ dạm ngõ.

Nhà trai và nhà gái thống nhất chọn một ngày đẹp để nhà trai sang nhà gái thưa chuyện với nhau.

Lễ vật đơn giản là trầu cau, chè, thuốc lá, bánh kẹo. Miếng trầu là đầu câu chuyện là lễ vật không thể thiếu.

Thành phần tham gia là cô dâu, chú rễ, ông bà cha mẹ, anh chị em ruột.

Nhà gái cũng chuẩn bị đơn giản để tiếp nhà trai như bánh kẹo, chè, thuốc, đây được xem là ngày gặp nhau đầu tiên và chính thức của hai gia đình.

Sau đó cả hai gia đình nói chuyện và bàn bạc ngày ăn hỏi, ngày đón dâu.

Phần hai. Lễ ăn hỏi.

Phần 2: Chuẩn bị gì cho lễ đám hỏi (ăn hỏi) ở miền Bắc

Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.

Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.

Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.

Lễ ăn hỏi 3 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen.

Lễ ăn hỏi 5 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.

Lễ ăn hỏi 7 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.

Lễ ăn hỏi 9 tráp thường có: mâm trầu cau (không thể thiếu), mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, lẵng hoa quả kết rồng phụng, mâm lợn sữa quay.

Lễ ăn hỏi 11 tráp thường có ít nhà chọn lựa, và ngoài những mâm quả như lễ 9 tráp, người ta có thể thêm vào đó những vật lễ khác, chẳng hạn như: tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, mâm xôi gấc trang trí đậu xanh… Tất cả các lễ vật được sắp xếp rất đẹp, theo hình tháp, bày trong mâm quả sơn son thếp vàng, phủ khăn rồng phụng màu đỏ.


 

1. Mâm trầu câu

Trong chẵn ngoài lẻ

Trong các thủ tục ngày cưới của người Việt Nam, lễ ăn hỏi được coi trọng nhất và phần chuẩn bị lễ vật để nhà trai đưa tới nhà gái sẽ được quan tâm đặc biệt bởi các vật phẩm này sẽ thể hiện sự chu đáo của nhà trai. 

 

2. Mâm bánh cốm, bánh đậu xanh

3. mâm chè thơm

4. mâm lợn quay/gà luột, xôi gấc

5. mâm mức sen trần

6. mâm rượu và thuốc lá

7. mâm hoa quả

8. khay trầu rượu phong bì. không phải là mâm quả.

 

Vấn đề xoay quanh “phong bì”

Số tiền nạp tệ lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào sự bàn bạc trước của hai gia đình hoặc hoàn cảnh của mỗi gia đình. Từ trước đến nay mọi người thường không quy định rõ ràng con số cụ thể. Tuy nhiên tại miền Bắc, số lượng tiền này phải là số lẻ.

9. Chuẩn bị nhẫn cưới, Ngày nay thường gọp chung lễ đón dâu(lễ cưới) và lễ ăn hỏi

Phần nghi thức.

Các bước và thủ tục trong lễ ăn hỏi

-Tất cả lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng, thẩm mỹ vào quả sơn son thép vàng, nam thanh niên mặc sơ mi trắng quần tây đen hoặc áo dài khăn đóng sắp xếp theo đội hình và duy chuyển lễ vật qua nhà gái.

- chú rễ phụ bê một khay rượu có hai chung rượu nhỏ đi trước, khi đến nhà gái cả đoàn sắp xếp theo đội hình và đại diện nhà trai cùng chứ rễ phụ tiến vào trước xin phép nhà gái với chung rượu nồng ấm. đại diện nhà gái sẽ chấp nhận. khi đó họ nhà trai tiến vào vào trao mâm quả.

- cô dâu phải ở trong phòng cho tới khi nào ba mẹ gọi mới được ra.

- các lễ vật được đặt tại bàn mâm quả do nhà gái chuẩn bị, đại diện nhà trai sẽ trình bày các lễ vật.

-Trưởng họ hoặc người đại diện nhà gái sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên

- Phần mâm quả không thể thiếu đèn, hai cây đèn này được đại diện nhà gái thắp sáng và đưa cho chú rễ, cô dâu mỗi người một cây, sau đó chú rễ, cô dâu thắp lên bàn thờ tổ tiên nhà gái

Bước tiếp theo chú rễ sẽ trao nhẫn, trang sức....

-bước tiếp theo là giới thiệu thành phần hai họ.

Sau đó nhà trai sẽ giới thiệu thành phần hai họ đi theo và chú rễ cô dâu sẽ mời trà rượu bánh cho hai họ trong buổi tiệc.

- bên nhà gái nhà cửa được trang trí cho lễ ăn hỏi có thể có thêm phần đãi tiệc cho hai họ để tạo hòa khí gắn bó và hàn thuyên.

-sau lễ ăn hỏi nhà gái sẽ lại quả cho nhà trai một phần và phần còn lại cho cho họ hàng...

- với cau phải xé không được dùng dao cắt

-chia bánh trái, cau chè phải chia theo số chẳn không được chia theo số lẻ. số chẳn là dương, số lẻ là âm trong việc cúng lễ.

Đến đây là kết thúc nghi thức ăn hỏi miền Bắc

Phần 3. lễ cưới (rước dâu)

 

1. Lễ xin dâu

Trước khi đến giờ đón dâu chính thức, đại diện nhà trai, thường là mẹ chú rể cùng cô hoặc bác thân thiết sẽ mang cơi trầu đến nhà cô dâu trước để làm lễ xin dâu. Mẹ cô dâu sẽ nhận tráp trầu cau và mang lên thắp hương trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Đây là nghi lễ truyền thống lâu đời, có ý nghĩa như lời chấp nhận chính thức cho cô dâu về nhà chồng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thường muốn tranh thủ thời gian trong buổi lễ đón dâu nên thường gộp lễ xin dâu và đón dâu vào làm một, mẹ chú rể sẽ không phải đến nhà gái trước nữa.

- Nếu hai gia đình thống nhất nhập lễ xin dâu và lễ đón dâu vào làm một thì trước khi đến nhà gái, nhà trai chuẩn bị một cơi trầu để làm thủ tục xin dâu. Khi gộp hai lễ, lễ xin dâu phải diễn ra rất nhanh để lễ đón dâu được tiếp tục.

2. Màn chào hỏi, tuyên bố lý do

- Sau khi lễ xin dâu đã xong, nhà gái cho người mời nhà trai vào nhà, cùng ổn định chỗ ngồi và mời nước các thành viên trong đoàn.

- Đại diện nhà trai sẽ giới thiệu thành phần tham dự lễ đón dâu và trình bày nguyện vọng được đón cô dâu mới về nhà chồng.

- Đại diện nhà gái cũng sẽ có phần phát biểu đáp lại, đồng ý cho nhà trai đón cô dâu.

 

3. Cô dâu ra mắt gia đình

- Sau khi đại diện hai nhà phát biểu xong, nhà gái cho phép chú rể được lên phòng đón cô dâu xuống chào họ hàng. (Cũng giống như trong lễ ăn hỏi, trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện).

- Chú rể cũng sẽ tặng bó hoa cưới cho cô dâu.

4. Cô dâu chú rể mời nước họ hàng và thắp hương tại nhà gái

- Sau khi chú rể đón cô dâu, hai người sẽ cùng nhau rót nước mời các thành viên của hai nhà.

- Tiếp đến, bố mẹ cô dâu hướng dẫn cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Tại miền Nam, trong đám cưới còn có một phong tục quan trọng không thể thiếu, đó là nhà trai phải mang một đôi nến to (đèn cầy) có hình long phụng để thắp trên bàn thờ nhà gái, còn nhà gái chịu trách nhiệm chuẩn bị chân nến. Các loại chân cắm và nến này đều phải có cùng kích cỡ với nhau.

5. Nhà gái căn dặn cô dâu trước khi về nhà chồng và lễ đón dâu kết thúc

- Mẹ cô dâu sẽ căn dặn con gái một số điều trước khi về nhà chồng và tặng quà hồi môn như kiềng vàng, nhẫn…

- Sau khi thủ tục dặn dò, trao quà đã xong, đại diện nhà trai sẽ phát biểu, xin phép được đón cô dâu về nhà. Một số nơi còn có phong tục khi cô dâu bước ra cửa, theo chồng, cô dâu không được ngoái đầu lại nhìn về nhà mẹ.

- Một số thành viên trong gia đình nhà gái cũng sẽ theo đoàn nhà trai đưa cô dâu về nhà mới. Theo tục lệ truyền thống, bố cô dâu sẽ là người đưa con gái về nhà chồng, mẹ đẻ không đưa dâu.

6. Làm lễ ra mắt cô dâu mới và tiến hành lễ thành hôn tại nhà trai
- Khi về đến nhà chú rể, đại diện nhà trai sẽ giới thiệu các thành viên tham dự lễ thành hôn.

- Đại diện nhà gái cũng giới thiệu thành phần gia đình có mặt trong lễ thành hôn.

- Đại diện nhà trai hướng dẫn cô dâu chú rể thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.

- Đại diện nhà trai sẽ tặng quà cưới cho cô dâu chú rể.

- Đại diện nhà trai sẽ đưa cô dâu chú rể và họ hàng nhà gái lên xem phòng tân hôn. Ý nghĩa của việc này là nhà trai sẽ cho nhà gái thấy hoàn cảnh, điều kiện gia đình mới mà cô dâu sẽ gắn bó trọn đời.

Khi đưa cô dâu chú rể lên phòng tân hôn, một số gia đình còn chuẩn bị lễ trải giường tân hôn cho cặp uyên ương mới trước sự chứng kiến của gia đình nhà gái. Nghi lễ trải giường cưới phải do một người phụ nữ trong gia đình họ nhà trai thực hiện, đặc biệt, người này phải có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và phải sinh được cả con gái, con trai. Theo người xưa quan niệm, những người phụ nữ như vậy sẽ đem đến hạnh phúc và con đàn cháu đống cho đôi uyên ương.

Nếu không làm nghi thức này, gia đình nhà trai có thể trải giường, chuẩn bị phòng tân hôn trước khi đi đón dâu.

Có quan niệm, khi đón dâu về nhà, mẹ chồng không nên giáp mặt cô dâu mới, để tránh xung khắc sau này.

7. Cô dâu chú rể mời nước hai gia đình, lễ thành hôn kết thúc

- Đôi vợ chồng trẻ sẽ rót nước mời các vị quan khách tham gia lễ thành hôn.

- Nhà gái dặn dò cô dâu về cuộc sống tại nhà chồng sau này.

- Nếu hai gia đình tổ chức tiệc cưới chung tại khách sạn, nhà hàng, sau khi lễ thành hôn kết thúc, cả hai sẽ cùng đến tiệc cưới. Nếu hai nhà tổ chức riêng, nhà gái phát biểu, xin phép ra về và cảm ơn nhà trai đã chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của cô dâu mới.

Sau đây là một số điều kiêng kỵ trong Lễ Đón Dâu miền Bắc:

I – Kiêng kỵ trước giờ đón dâu

01. Kiêng đón dâu không đúng giờ hoàng đạo:

Thông thường gia đình hai bên sẽ thống nhất ba giờ tốt, gọi là giờ hoàng đạo, một là thời điểm Chú Rể bước ra khỏi nhà trai để đi đón Cô Dâu, hai là giờ Chú Rể bước chân vào nhà gái để làm thủ tục đón dâu và giờ tốt thứ ba rơi đúng vào lúc Chú Rể đón dâu về nhà trai làm Lễ Gia Tiên.

Đôi khi, nhiều Chú Rể dở khóc dở cười vì các khung giờ đẹp này, ví dụ, theo gia đình đi xem, Chú Rể phải bước ra khỏi nhà từ 6h sáng, nhưng tới 9h sáng mới được đến nhà gái làm lễ. Vì vậy, Chú Rể sẽ phải đến gần nhà gái, chờ khoảng 3 tiếng đồng hồ để đón dâu đúng được vào giờ đã định. Đoàn nhà trai khi đón Cô Dâu về cũng phải tính toán sao cho kịp giờ tốt.

Nhiều gia đình quan niệm, nếu không làm đúng giờ hoàng đạo, đôi uyên ương mới sẽ không gặp may mắn, cuộc sống sau này sẽ khó khăn, không hạnh phúc. Vì vậy, hai gia đình sẽ luôn có người đại diện, để ý tỉ mỉ về mặt thời gian để nhắc nhở mọi người tiến hành đúng các thủ tục nhưng cũng phải đúng giờ.

02. Kiêng để mẹ chồng đi đón con dâu:

Trong phong tục cưới miền Bắc, mẹ chồng không được góp mặt trong Lễ Đón Dâu. Trước đó, mẹ Chú Rể chỉ được cùng một người họ hàng thân cận nhất tới nhà Cô Dâu, làm Lễ Xin Dâu. Sau đó khi đoàn nhà trai tới đón dâu, mẹ chồng phải tránh mặt không được đi cùng.

Tới lúc Cô Dâu mới về nhà chồng thắp hương gia mắt tổ tiên, họ hàng, mẹ chồng cũng phải tránh mặt. Khi đó, mẹ Chú Rể có thể ở trong phòng đóng kín cửa hoặc tránh tạm sang nhà hàng xóm, sao cho không giáp mặt Cô Dâu. Chỉ tới khi các nghi lễ đã xong xuôi, đôi vợ chồng son mới vào phòng, mời mẹ ra mặt. Nhiều người tin vào điều kiêng kỵ này vì cho rằng mẹ chồng nàng dâu không giáp mặt sớm thì sau này cuộc sống giữa hai người sẽ yên ả, không gặp nhiều va chạm.

03. Kiêng chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài:

Trước giờ đón dâu, cả gia đình nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên bao gồm các vật phẩm tối thiểu như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả, vàng mã đặt trên bàn thờ. Bàn thờ tổ tiên cũng chính là thể hiện sự chu đáo của gia đình mỗi nhà nên đa số các bậc phụ huynh đều riêng việc chuẩn bị sơ sài mà phải lo liệu chu đáo, để tới giờ đón dâu, Cô Dâu Chú Rể sẽ cùng bố mẹ hai bên cùng thắp hương trên bàn thờ báo cáo với tổ tiên.

4. Cô Dâu không được xuất hiện trước khi Chú Rể vào đón:

Vào ngày đón dâu, tân nương sẽ phải ngồi trong phòng, đóng kín cửa và không được ló mặt ra ngoài cho tới khi Chú Rể bước vào, tặng hoa cưới và đón Cô Dâu ra chào họ hàng. Nhiều gia đình kiêng không để Cô Dâu xuất hiện sớm vì cho rằng nếu gia đình nhà trai thấy mặt Cô Dâu trước Chú Rể, tân nương sẽ mất duyên và không còn được coi trọng sau Đám Cưới.

II – Kiêng kỵ và lưu ý trong Lễ Đón Dâu

01. Kiêng Cô Dâu khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ:

Khi Chú Rể đã hoàn thành nghi lễ, đón Cô Dâu theo chồng về nhà trai, Cô Dâu phải hướng thẳng mặt, đi thẳng về phía trước, không được ngoái lại nhìn hay có thái độ quyến luyến, khóc lóc không muốn chia tay gia đình nhà mẹ đẻ. Rất nhiều gia đình kiêng việc này bởi họ cho rằng con dâu đã theo chồng mà còn vương vấn gia đình thì sau này sẽ sớm bỏ chồng về nhà mẹ đẻ hoặc không chu toàn với công việc nhà chồng.

02. Lưu ý đem theo kim và tiền lẻ để trải dọc đường:

Trước khi lên đường về nhà chồng, Cô Dâu sẽ được mẹ chuẩn bị cho 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ, cho vào một chiếc túi vải và mang theo bên người. Trên đường đi, Cô Dâu sẽ lần lượt thả những chiếc kim này đi. Phong tục này được lý giải rằng việc thả kim sẽ giải trừ xui xẻo, không có những điều kém may mắn đi theo Cô Dâu về nhà chồng. Một số người lớn tuổi lại giải thích Cô Dâu phải mang kim theo người để phòng khi Chú Rể bị cảm gió, sẽ dùng kim đó đâm vào xương cụt của tân lang, giúp chàng hồi tỉnh lại. Ngày nay, việc trải kim này trở thành phong tục của những gia đình cầu kỳ, truyền thống.

Ngoài ra, các Cô Dâu cũng sẽ được mẹ chuẩn bị cho một tập tiền lẻ, để khi đi qua cầu hoặc qua ngã ba, ngã tư, Cô Dâu sẽ trải tiền xuống đường. Phong tục này hàm ý, đoạn đường sắp tới của đôi uyên ương sẽ luôn suôn sẻ, giàu sang.

03. Kiêng để mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng:

Thông thường, sau khi gia đình nhà trai làm Lễ Đón Dâu, Cô Dâu mới sẽ theo chồng về nhà. Lúc này, mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng mà chỉ có bố Cô Dâu, cùng các bậc cao tuổi trong nhà đưa con gái lên đường về làm dâu.

04. Kiêng không để Cô Dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính:

Cô Dâu đang mang bầu thì khi về nhà chồng không được danh chính ngôn thuận đi vào từ cửa chính mà phải đi vòng ra cửa sau để vào. Trường hợp nhà không có cửa hậu, Cô Dâu sẽ phải bước qua một chiếc chậu bồ kết nướng với than hồng, hàm ý xua đi điều xui xẻo. Một số nơi giải thích rằng Cô Dâu có bầu mà đi về nhà chồng bừng cửa trước sẽ làm cho nhà trai sau này không ăn nên làm ra.

Trên đây là một số điều kiêng kỵ phổ biến khi đón dâu ở miền Bắc, một số địa phương còn có những phong tục đặc biệt khác, nhưng đa số các điều này đều là quan niệm dân gian, chưa văn minh nên cha mẹ hiện đại, Cô Dâu Chú Rể cần thuyết phục bố mẹ bỏ qua các điều này. Ngược lại, nếu gặp gia đình quá tin tưởng vào các điều kiêng kỵ, Cô Dâu cũng nên chú ý và làm vừa lòng bố mẹ chồng, tránh những xung đột sau ngày cưới.
ĐT:   0938 602 328- 0938 756 186 ZALO
276/19 Mã Lò, Bình Trị Đông A, Bình Tân TPHCM
Bán sỉ, lẻ, ship cod toàn quốc
Bán hộp quà đựng socola, kẹo, bánh ngày cưới dâu rể, hộp quà cảm ơn ngày cưới, quà cảm ơn
Bán hộp đựng trà, bao lì xì, phụ kiện làm mâm quả, bao nọp tài, đèn cày, decal dán xe, hộp đựng bánh phu thuê, bánh cốm, chữ hỷ dán xe











































Copyright 2024 © Nam Việt EVENT. All rights Reserved