Phong tục cưới hỏi miền nam

Phong tục cưới hỏi miền nam
Liên hệ: 473/5 LÊ VĂN QƯỚI, Bình Trị Đông A, Bình Tân TPHCM
0938 602 328- 0938 756 186

thủ tục cưới hỏi miền nam, phong tục cưới hỏi miền nam, nguồn gốc cưới hỏi miền nam, các hướng dẫn chuẩn bị đám hỏi trong phong tục cưới hỏi miền nam, thủ tục cưới hỏi miền nam có điều gì lưu ý, phong tục cưới hỏi người miền nam và đồng bằng sông cửu long.

Phong tục cưới truyền thống miền nam bao gồm 3 lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới

phần 1. Lễ thứ nhất là lễ dạm ngõ

Người miền nam còn gọi là lễ đi nói, lễ đám nói. Đây là buổi gặp đầu tiên chính thức giữa hai gia đình, nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau kỹ càng hơn trước khi tiến đến hôn nhân, buổi này không cần lễ vật rườm rà

Phần lễ vật đơn giản chỉ có trầu câu, hoa quả.

Thành phần tham dự nhà trai gồm chàng trai, bố mẹ, ông bà nội, ngoại

Thành phần tham dự nhà gái bao gồm cô gái, bố mẹ, ông bà nội ngoại

Trang phục gọn gàng không nhất thiết phải comple và áo dài

Nhà gái dọn dẹp nhà cửa, khi đoàn trai đến đón tiếp niềm nở, tiếp khách bằng trà, khi nhận lễ vật từ nhà trai thì đặt lên bàn thờ sau đó hai bên cùng ngồi nói chuyện.

Buổi nói chuyện chủ yếu là tìm hiểu nhau giữa hai gia đình, sau đó mẹ chú rễ sẽ cho nhà gái biết ngày tháng năm sinh của chú rễ và mẹ cô dâu cũng vậy, việc xem tuổi cũng nên được bàn đến ở ngày này.

Sau buổi nói chuyện này gia đình cô dâu hoặc chú  rễ sẽ tiến hành đi xem tuổi và thông báo cho nhau về ngày đám hỏi, ngày cưới.

 phần 2. Lễ thứ hai là lễ đám hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn.

Đây là thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai gia đình, đây là nghi thức quan trọng trong hôn nhân, cô gái trở thành vợ sắp cưới của chàng trai, và chàng trai cũng chuẩn bị làm rễ của nhà gái và tập gọi là con của gia đình.

Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái và nhà gái nhận lễ vật thì chính danh công nhận sự gã con gái cho nhà trai.

Trong ngày này nhà trai chuẩn bị lễ vật và nhà gái trang trí nhà cửa đển đón nhà trai

Thành phần tham gia gồm

Nhà trai chú rễ, bố mẹ, ông bà, bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bê tráp

Nhà gái gồm bố mẹ, ông bà, bạn bè và một số nữ chưa lập gia đình để nhận sính lễ từ nhà trai

Mâm quả sính lễ gồm 6 mâm hoặc 8 mâm tùy thuộc vào điều kiện kinh tế.

1.mâm thứ nhất là mâm trầu cau

miếng trầu là đầu câu chuyện số câu là 105 quả mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, mộ trăm năm hạnh phúc, cứ 1 quả cau là hai lá trầu, tổng cộng là 210 lá.

2. mâm thứ hai là mâm gồm trà, rượu và nén.

Đây là mâm quả để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, đây là lời kính mời tổ tiên chứng giám cho cặp đôi, hương vị của rượu thể hiện sự ấm áp, nồng nàn

Đặt biệt với người nam phải có cặp nén. Đây là lễ vật nhà trai chuẩn bị để dâng và thắp lên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.

3. mâm thứ ba là mâm bánh phu thuê

Đây là biểu tượng của âm dương, đất trời, âm dương đồng thuận là sự gắn bó cả cuộc đời của cặp đôi trong đời sống vợ chồng, bánh làm rất vuông vức và gói lại bằng lá dừa.

4. mâm thứ tư là mâm xôi gấc có thể có gà hoặc không gà

Món xôi là món truyền thống của người việt, thể hiện cho no ấm, màu đỏ của gất thể hiện sự thủy chung, sắc son.

5. mâm thứ năm là mâm hoa quả

Thường là táo, nho, mãng cầu, xoài.. nhưng tránh dùng các loại có vị đắng, chát và cũng tránh dùng các loại quả tên không hay như cam, lê, bom, lựu...

6. mâm thứ sáu là mâm heo quay

người miền nam quan niệm ngoài sự ngọt ngào cần thêm vị mặn của thịt, nếu mâm quả xôi gấc không gà luộc thì mâm heo sữa quay sẽ được dùng.

7. khay rượu lễ

Ngoài 6 mâm trên còn có khay rượu lễ, phong bì

Khay rượu lễ gồm 1 bình rượu nhỏ, 1 hủ rượu nhỏ, 2 ly và phong bì, số tiền phong phong bì gọi là lễ đen do hai nhà tự thỏa thuận hoặc có thể do nhà gái thách cưới.

Trước ngày đám hỏi cả hai gia đình nên bàn bạc cụ thể lễ vật vào ngày ăn hỏi.

8. ngoài 6 mâm và 1 khay như trên có thể thay thế và thêm bớt như sau

Mâm heo quay thay bằng gà trong xôi gấc và thêm một số mâm khác như sau

Thêm mâm bánh kem

Thêm mâm bánh bía

Thêm mâm bánh cốm.

9. Ngày nay vì điều kiện địa lý, thời gian...nên có thể gọp chung lễ ăn hỏi và đón dâu, nên cặp đôi phải chuẩn bị nhẫn trước.

Nhẫn đính hôn cho ngày ăn hỏi thường là nhẫn có viên kim cương nhô cao

Nhẫn cưới cho ngày cưới và đón dâu

 

Các bước và thủ tục trong lễ ăn hỏi

-Tất cả lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng, thẩm mỹ vào quả sơn son thép vàng, nam thanh niên mặc sơ mi trắng quần tây đen hoặc áo dài khăn đóng sắp xếp theo đội hình và duy chuyển lễ vật qua nhà gái.

- chú rễ phụ bê một khay rượu có hai chung rượu nhỏ đi trước, khi đến nhà gái cả đoàn sắp xếp theo đội hình và đại diện nhà trai cùng chứ rễ phụ tiến vào trước xin phép nhà gái với chung rượu nồng ấm. đại diện nhà gái sẽ chấp nhận. khi đó họ nhà trai tiến vào vào trao mâm quả.

- cô dâu phải ở trong phòng cho tới khi nào ba mẹ gọi mới được ra.

- các lễ vật được đặt tại bàn mâm quả do nhà gái chuẩn bị, đại diện nhà trai sẽ trình bày các lễ vật.

-Trưởng họ hoặc người đại diện nhà gái sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, vì vậy ở miền nam thường có bàn thờ gia tiên giả ở giữa nhà.

- Phần mâm quả không thể thiếu đèn, hai cây đèn này được đại diện nhà gái thắp sáng và đưa cho chú rễ, cô dâu mỗi người một cây, sau đó chú rễ, cô dâu thắp lên bàn thờ tổ tiên nhà gái

Bước tiếp theo chú rễ sẽ trao nhẫn, trang sức....

-bước tiếp theo là giới thiệu thành phần hai họ.

Sau đó nhà trai sẽ giới thiệu thành phần hai họ đi theo và chú rễ cô dâu sẽ mời trà rượu bánh cho hai họ trong buổi tiệc.

- bên nhà gái nhà cửa được trang trí cho lễ ăn hỏi có thể có thêm phần đãi tiệc cho hai họ để tạo hòa khí gắn bó và hàn thuyên.

-sau lễ ăn hỏi nhà gái sẽ lại quả cho nhà trai một phần và phần còn lại cho cho họ hàng...

- với cau phải xé không được dùng dao cắt

-chia bánh trái, cau chè phải chia theo số chẳn không được chia theo số lẻ. số chẳn là dương, số lẻ là âm trong việc cúng lễ.

Đến đây là kết thúc nghi thức ăn hỏi miền nam.

 

phần 3. Lễ thứ 3 là lễ cưới và rước dâu

Lễ rước dâu.

1. Nhà trai đến nhà gái

Trong ngày cưới đoàn nhà trai gồm có trưởng đoàn, chú rể và ông bà, cô dì, chú bác đại diện sẽ rời nhà trai để đến nhà gái tiến hành đón dâu và làm lễ thành hôn. Để dễ dàng hai bên gia đình nên bnaf bạc về giờ giấc đi, đón, chỗ để xe, chỗ ngồi. Đặt biệt khi nhà cô dâu ở xa hoặc khó đi.

 

2.Trao nhận lễ vật

Nếu quyết định ghép chung lễ ăn hỏi với lễ cưới thì khi nhà trai đến, đội ngũ bê tráp của nhà gái sẽ xếp hàng sẵn, khi hai bên trưởng đoàn nhà trai, nhà gái đã bắt tay chào hỏi nhau thì chú rể với đội ngũ bê tráp của nhà trai sẽ tiến vào đứng đối mặt với nhà gái để trao nhận lễ vật.

Đội ngũ bê tráp, mâm quả của hai bên là những chàng trai, cô gái còn độc thân và thường là người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể.

 

3. Mang lễ vật trưng lên bàn thờ gia tiên

Sau khi trao nhận lễ vật thì các chàng trai, cô gái bê tráp sẽ mang đặt các mâm lễ lên bàn thờ gia tiên của gia đình nhà gái. Thường thì mâm trầu cau sẽ được đặt chính giữa để đánh dấu cho người mở biết vì theo thủ tục rước dâu thì người mở quả sẽ phải mở mâm trầu cau đầu tiên, đây cũng là phong tục miếng trầu là đầu câu chuyện của ông cha ta.

 

4. Trình lễ vật

Trình lễ là công đoạn quan trọng, người chủ hôn của gia đình nhà trai sẽ xin phép quan viên hai họ được mở khăn đỏ ở các mâm lễ và giới thiệu lễ vật gồm có những gì, cũng như là trình lễ vật lên gia tiên nhà gái.

 

5. Cô dâu được dắt ra để ra mắt

Ngay từ đầu, cô dâu vẫn ngồi trong phòng kín. Sau khi hai bên gia đình chào hỏi và trình lễ vật thì cha hoặc mẹ cô dâu sẽ vào và dắt cô dâu ra để ra mắt quan viên hai họ và trao cho chú rể. Cô dâu tránh xuất hiện từ đầu.

 

6. Cô dâu, chú rễ cùng làm lễ gia tiên

Trong quá trình làm lễ gia tiên, một người đàn ông trong gia đình cô dâu như bố, anh trai hoặc em trai sẽ thắp hương, sau đó, cô dâu và chú rể khấn bái giống như một sự ra mắt ông bà tổ tiên. Thủ tục khấn bái ngày nay đơn giản hơn xưa rất nhiều, không đòi hỏi cô dâu và chú rễ phải khấn bao nhiêu cái và bao nhiêu lễ.

 

7.  Cô dâu, chú rể nhận quà từ nhà gái

Sau khi làm lễ xong, cha mẹ, người thân của cô dâu sẽ trao quà cưới làm vốn cho đôi vợ chồng trẻ, cùng với đó là những lời gửi gắm, dặn dò cho cuộc sống về sau.

 

8. Cô dâu, chú rể mời trà, rượu và trầu cau

Sau khi khấn vái gia tiên, cô dâu, chú rễ sẽ mang trà, rượu và trau cau mời quan viên hai họ, trước hết là người chủ hôn, ông bà, cha mẹ, sau đến người thân, họ hàng, bạn bè.

 

9.  Tiệc tại nhà gái

Ngày xưa, nhà gái cũng sẽ sắp cỗ mời nhà trai nhưng ngày nay, thủ tục rước dâu được giản lược đi chỉ là mời bánh trái và trà nước mà thôi vì thời gian lưu lại nhà gái thường không được lâu, đoàn rước dâu cần phải về đúng giờ lành để còn kịp làm lễ thành hôn ở nhà trai nữa.

 

10. Nhà gái lại quả

Tục lại quả là một tục lệ rất quan trọng. Nhà gái sẽ lấy ra một phần lễ trong các mâm tráp để biếu lại nhà trai trước khi đoàn ra về.

 

11. Đưa nàng về dinh

Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn rước dâu nhà trai sẽ có lời xin phép được đón cô dâu về nhà. Khi đi, cô dâu sẽ đi cạnh chú rể, không được ngoái đầu nhìn lại và được mẹ chồng dẫn ra xe hoa. Đi cùng với đoàn nhà trai là đoàn đưa dâu nhà gái, và thường thì người cha sẽ là người đưa cô dâu về nhà chồng đúng theo tục lệ “cha đưa mẹ đón”.

 

12. Khi về đến nhà trai

 Khi về đến nhà trai, cô dâu, chú rể cùng người chủ hôn, ông bà, cha mẹ và những người đại diện khác sẽ tiến thẳng vào nhà. Tiếp đến, hai bên gia đình sẽ có lời trao nhận dâu, rể và cô dâu, chú rể sẽ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên nhà trai. Sau đó, cô dâu, chú rể ra sân làm lễ thành hôn với màn trao nhẫn cưới, cùng với đó thì cha mẹ, người thân đàng trai sẽ trao gửi quà và lời nhắn nhủ tới đôi vợ chồng trẻ. Kết thúc lễ cưới, nhà trai có thể mời cơm đoàn đưa dâu bên nhà gái trước khi ra về nữa nhé.

 

13. Trải giường chiếu.

Mẹ chồng hoặc một người cao tuổi khác,người đã có con cáo sung túc, đông con, nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ sẽ trải chiếu trong phòng tân hôn, gối, chăng được sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng.

 

14. Lễ lại mặt.

sau ngày cưới 2 đến 4 ngày cô dâu chú rể sẽ về lại nhà gái để dùng cơm.

 

 

Đây là toàn bộ thủ tục cưới hỏi miền nam. Bài viết dựa trên các nghiên cứu về phong tục cưới truyền thống của từng vùng miền Việt Nam được thực hiện bởi NamVietevent.

Mâm quả cưới hỏi miền nam, nghi lễ đám hỏi ở miền nam, lễ cưới hỏi miền nam, mâm quả cưới miền nam, đám hỏi cần những gì, mâm quả đám hỏi gồm những gì, thủ tục đám hỏi, thủ tục lễ ăn hỏi, phát biểu trong lễ ăn hỏi, phong tục cưới hỏi miền tây, mam quả ngày cưới, mâm quả cưới, cưới vợ cần chuẩn bị những gì, đám hỏi nhà gái cần chuẩn bị gì, đám cưới nhà gái cần chuẩn bị gì, đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì, đám cưới nhà trai cần chuẩn bị những gì, thủ tục đám cưới nhà trai, nghi lễ gia tiên gồm những gì, nghi thức rước dâu miền nam.
Namviet Event Đc: 276/19 Mã Lò, Bình Trị Đông A, Bình Tân Tphcm
Liên hệ: 0938756 186 - 0938 602 328
- Cưới hỏi trọn gói - Chụp hình, quay phim cưới hỏi giá rẻ
- Cho thuê váy cô dâu, vest chú rể - cho thuê đồ cặp chụp hình cưới
- Cho thuê áo ông sui, bà sui, đồ bê lễ - Mâm Quả trọn gói
- Cho thuê xe hoa - Trang trí gia tiên giá rẻ
- Cho thuê khung rạp, bàn ghế chén dĩa, ban nhạc

ĐT:   0938 602 328- 0938 756 186 ZALO
276/19 Mã Lò, Bình Trị Đông A, Bình Tân TPHCM
Bán sỉ, lẻ, ship cod toàn quốc
Bán hộp quà đựng socola, kẹo, bánh ngày cưới dâu rể, hộp quà cảm ơn ngày cưới, quà cảm ơn
Bán hộp đựng trà, bao lì xì, phụ kiện làm mâm quả, bao nọp tài, đèn cày, decal dán xe, hộp đựng bánh phu thuê, bánh cốm, chữ hỷ dán xe

























ĐT:   0938 602 328- 0938 756 186 ZALO
276/19 Mã Lò, Bình Trị Đông A, Bình Tân TPHCM
Bán sỉ, lẻ, ship cod toàn quốc
Bán hộp quà đựng socola, kẹo, bánh ngày cưới dâu rể, hộp quà cảm ơn ngày cưới, quà cảm ơn
Bán hộp đựng trà, bao lì xì, phụ kiện làm mâm quả, bao nọp tài, đèn cày, decal dán xe, hộp đựng bánh phu thuê, bánh cốm, chữ hỷ dán xe

































































Copyright 2024 © Nam Việt EVENT. All rights Reserved