Phong tục cưới hỏi Miền Trung
Liên hệ: 473/5 LÊ VĂN QƯỚI, Bình Trị Đông A, Bình Tân TPHCM
0938 602 328- 0938 756 186
Phong tục cưới hỏi miền trung, mâm quả cưới hỏi miền trung, lễ cưới miền trung, tục lệ cưới hỏi miền trung, nhà trai chuẩn bị gì ngày cưới, nhà gái chuẩn bị gì ngày cưới. thủ tục lễ dạm ngõ, thủ tục lễ đón dâu, lễ vật đám hỏi, lễ vật đám cưới.
Phong tục cưới hỏi miền trung tương đối đơn giản hơn miền bắc, người miền trung không xem trọng vật chất mà nghi thức cưới hỏi mới là quan trọng, do đó các lễ cưới thường diển ra nghiêm trang nhằm mang lại hạnh phúc bền lâu cho đôi uyên ương.
Phong tục cưới hỏi người miền Trung cũng đầy đủ 3 lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Tuy nhiên, các bạn xem nghi thức và lễ vật trong đám cưới miền Trung khác gì miền Bắc và Nam nhé.
Phần 1. lễ dạm ngõ miền trung
Là lễ không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi miền trung. tuy chỉ diển ra trong phạm vi gia đình, nhưng cả hai nhà đều chuẩn bị các thủ tục cần thiết nhằm mang đến lễ dạm ngõ hoàn hảo, ý nghĩa.
Cha mẹ nhà trai mang một chai rượu, khay trầu cau sang nhà gái đặt vấn đề về chuyện cưới xin. Sau đó hai bên gia đình xem ngày lành, tháng tốt để làm ngày cưới gã cho hai bạn trẻ.
Phần 2. Lễ Đính Hôn
Sau lễ dạm ngõ là lễ đính hôn.
Nhà trai chuẩn bị lễ vật để mang đến nhà gái
Nhà gái dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bàn ghế hai họ nói chuyện, có thể mời nhà trai dùng cơm trưa.
Lễ vật gồm
1. mâm trầu cau
quả trầu cau với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói chúc trăm năm hạnh phúc cho hai bạn trẻ
2. Mâm Trà, rượu, nén
3. Mâm quả nem chả với số lượng chẵn cặp
4. mâm ngũ quả
5. Mâm bánh phu thuê
6. Mâm quả bánh kem
7. khay rượu có bình rượu, hủ rượu và 2 ly rượu, ngoài ra còn phong bì lễ. phong bì tiền để hỗ trợ nhà gái chuẩn bị cho tiệc đám hỏi hôm đó và đôi hoa tai vàng ( Đây là khay không tính vào mâm quả)
Phần 3. Lễ cưới (rước dâu)
Nhà trai chuẩn bị mâm quả, trang trí nhà cửa
Nhà trai đặt tiệc đãi nhà gái
Nhà gái trang trí nhà cửa
Trong lễ cưới miền trung trước khi vào nhà gái đại diện nhà trai sẽ mang theo khay rượu để trình giờ xin được vào làm lễ, Sính lễ vẫn là năm mâm quả như lễ ăn hỏi. Nếu nhà gái có bày bàn thờ gia tiên, nhà trai mang theo đôi nến hồng để gắn lên chân nến đặt sẵn.
1. Nhà trai đến nhà gái
Trong ngày cưới đoàn nhà trai gồm có trưởng đoàn, chú rể và ông bà, cô dì, chú bác đại diện sẽ rời nhà trai để đến nhà gái tiến hành đón dâu và làm lễ thành hôn. Để dễ dàng hai bên gia đình nên bnaf bạc về giờ giấc đi, đón, chỗ để xe, chỗ ngồi. Đặt biệt khi nhà cô dâu ở xa hoặc khó đi.
2.Trao nhận lễ vật
Nếu quyết định ghép chung lễ ăn hỏi với lễ cưới thì khi nhà trai đến, đội ngũ bê tráp của nhà gái sẽ xếp hàng sẵn, khi hai bên trưởng đoàn nhà trai, nhà gái đã bắt tay chào hỏi nhau thì chú rể với đội ngũ bê tráp của nhà trai sẽ tiến vào đứng đối mặt với nhà gái để trao nhận lễ vật.
Đội ngũ bê tráp, mâm quả của hai bên là những chàng trai, cô gái còn độc thân và thường là người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể.
3. Mang lễ vật trưng lên bàn thờ gia tiên
Sau khi trao nhận lễ vật thì các chàng trai, cô gái bê tráp sẽ mang đặt các mâm lễ lên bàn thờ gia tiên của gia đình nhà gái. Thường thì mâm trầu cau sẽ được đặt chính giữa để đánh dấu cho người mở biết vì theo thủ tục rước dâu thì người mở quả sẽ phải mở mâm trầu cau đầu tiên, đây cũng là phong tục miếng trầu là đầu câu chuyện của ông cha ta.
4. Trình lễ vật
Trình lễ là công đoạn quan trọng, người chủ hôn của gia đình nhà trai sẽ xin phép quan viên hai họ được mở khăn đỏ ở các mâm lễ và giới thiệu lễ vật gồm có những gì, cũng như là trình lễ vật lên gia tiên nhà gái.
5. Cô dâu được dắt ra để ra mắt
Ngay từ đầu, cô dâu vẫn ngồi trong phòng kín. Sau khi hai bên gia đình chào hỏi và trình lễ vật thì cha hoặc mẹ cô dâu sẽ vào và dắt cô dâu ra để ra mắt quan viên hai họ và trao cho chú rể. Cô dâu tránh xuất hiện từ đầu.
6. Cô dâu, chú rễ cùng làm lễ gia tiên
Trong quá trình làm lễ gia tiên, một người đàn ông trong gia đình cô dâu như bố, anh trai hoặc em trai sẽ thắp hương, sau đó, cô dâu và chú rể khấn bái giống như một sự ra mắt ông bà tổ tiên. Thủ tục khấn bái ngày nay đơn giản hơn xưa rất nhiều, không đòi hỏi cô dâu và chú rễ phải khấn bao nhiêu cái và bao nhiêu lễ.
7. Cô dâu, chú rể nhận quà từ nhà gái
Sau khi làm lễ xong, cha mẹ, người thân của cô dâu sẽ trao quà cưới làm vốn cho đôi vợ chồng trẻ, cùng với đó là những lời gửi gắm, dặn dò cho cuộc sống về sau.
8. Cô dâu, chú rể mời trà, rượu và trầu cau
Sau khi khấn vái gia tiên, cô dâu, chú rễ sẽ mang trà, rượu và trau cau mời quan viên hai họ, trước hết là người chủ hôn, ông bà, cha mẹ, sau đến người thân, họ hàng, bạn bè.
9. Tiệc tại nhà gái
Ngày xưa, nhà gái cũng sẽ sắp cỗ mời nhà trai nhưng ngày nay, thủ tục rước dâu được giản lược đi chỉ là mời bánh trái và trà nước mà thôi vì thời gian lưu lại nhà gái thường không được lâu, đoàn rước dâu cần phải về đúng giờ lành để còn kịp làm lễ thành hôn ở nhà trai nữa.
10. Nhà gái lại quả
Tục lại quả là một tục lệ rất quan trọng. Nhà gái sẽ lấy ra một phần lễ trong các mâm tráp để biếu lại nhà trai trước khi đoàn ra về.
11. Đưa nàng về dinh
Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn rước dâu nhà trai sẽ có lời xin phép được đón cô dâu về nhà. Khi đi, cô dâu sẽ đi cạnh chú rể, không được ngoái đầu nhìn lại và được mẹ chồng dẫn ra xe hoa. Đi cùng với đoàn nhà trai là đoàn đưa dâu nhà gái, và thường thì người cha sẽ là người đưa cô dâu về nhà chồng đúng theo tục lệ “cha đưa mẹ đón”.
12. Khi về đến nhà trai
Khi về đến nhà trai, cô dâu, chú rể cùng người chủ hôn, ông bà, cha mẹ và những người đại diện khác sẽ tiến thẳng vào nhà. Tiếp đến, hai bên gia đình sẽ có lời trao nhận dâu, rể và cô dâu, chú rể sẽ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên nhà trai. Sau đó, cô dâu, chú rể ra sân làm lễ thành hôn với màn trao nhẫn cưới, cùng với đó thì cha mẹ, người thân đàng trai sẽ trao gửi quà và lời nhắn nhủ tới đôi vợ chồng trẻ. Kết thúc lễ cưới, nhà trai có thể mời cơm đoàn đưa dâu bên nhà gái trước khi ra về nữa nhé.
13. Trải giường chiếu.
Mẹ chồng hoặc một người cao tuổi khác,người đã có con cáo sung túc, đông con, nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ sẽ trải chiếu trong phòng tân hôn, gối, chăng được sắp xếp ngay ngắn, gọn gàng.
14. Lễ lại mặt.
sau ngày cưới 2 đến 4 ngày cô dâu chú rể sẽ về lại nhà gái để dùng cơm.